Là một trong những tiêu chuẩn được nhiều quốc gia công nhận trên thế giới, tiêu chuẩn JIS là gì? Vai trò của tiêu chuẩn ấy là gì? Phân loại và ký hiệu của tiêu chuẩn trên là như thế nào? Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các thông tin trên nhé!
1. Tiêu chuẩn JIS là gì?
Tiêu chuẩn JIS là gì? JIS (Japan Industrial Standard) được biết đến trong tiếng Việt với tên là Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Bộ tiêu chuẩn này đưa ra các quy định về những tiêu chuẩn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản.
Quá trình tiêu chuẩn hóa được giám sát bởi Ủy ban tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JISC) và công bố bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản (JSA). Ủy ban tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản bao gồm trong đó nhiều ủy ban trên phạm vi toàn quốc. JISC đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản.
2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của tiêu chuẩn JIS là gì?
2.1 Lịch sử hình thành của tiêu chuẩn JIS
Vào thời Thiên Hoàng Minh Trị, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân tại nước này chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn. Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã có các tiêu chuẩn và tài liệu đặc điểm kỹ thuật cho mục đích mua sắm một số trang thiết bị nhất định, đặc biệt là vũ khí hay đạn dược. Các tiêu chuẩn được xây đựng đã được tổng kết lại tạo thành một bộ tiêu chuẩn chính thức, lấy tên là bộ Tiêu chuẩn Nhật Bản vào năm 1921.
2.2 Quá trình phát triển của JIS
Sau Thế chiến thứ II, Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản đã được thành lập. Vào năm 1946 các tiêu chuẩn mới được hình thành nhờ vào việc Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản ban hành các quy chuẩn mới.
Luật Tiêu chuẩn hóa Công nghiệp Nhật Bản đã được sửa đổi vào năm 2004 và dấu chứng nhận sản phẩm của JIS được thay đổi từ ngày 1/10/2005. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi dấu mới và dấu cũ được sử dụng song song trong giai đoạn 3 năm chuyển tiếp đến hết ngày 30/09/2008. Và bắt đầu từ ngày 1/10/2008, các sản phẩm đạt chứng nhận JIS được sử dụng dấu mới.
3. Phân loại tiêu chuẩn JIS và các ký hiệu của các tiêu chuẩn JIS là gì?
3.1 Các ký hiệu của tiêu chuẩn JIS
Tiêu chuẩn JIS được đặt tên thường theo công thức như sau: JIS (Chữ cái in hoa) xxxx.yyyy. Trong đó:
- “Chữ cái in hoa” là ký hiệu phân chia các lĩnh vực dựa trên các tiêu chuẩn đã được ban hành, có ký hiệu từ A-Z.
- Bốn chữ số đầu xxxx thể hiện cho từng loại mặt hàng riêng biệt tùy thuộc vào quản lý của bộ tiêu chuẩn.
- Bốn chữ số cuối yyyy thể hiện năm phát hành hay năm bộ tiêu chuẩn đó được sửa đổi.
- Dãy số xxxx.yyyy có thể có hoặc không tùy và các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
3.2 Các sản phẩm mà JIS không tham gia vào việc cấp chứng nhận
Các sản phẩm không được JIS tham gia vào quá trình cấp chứng nhận như:
- Thuốc
- Hóa chất nông nghiệp
- Thực phẩm, nông sản và lâm sản
- Phân bón hóa học
- Sợi tơ tằm
3.3 Các lĩnh vực JIS tham gia cấp chứng nhận
A – Lĩnh vực kỹ thuật xây dựng và kiến trúc
B – Lĩnh vực cơ khí
- JIS B 7201: 2013 Đồng hồ chống nước sử dụng chung. Phân loại khả năng chống nước
- JIS B 7512: 2016 Các biện pháp băng thép
- JIS B 7516: 2005 Quy tắc kim loại
C – Lĩnh vực kỹ thuật điện tử
D – Lĩnh vực kỹ thuật ô tô
E – Lĩnh vực kỹ thuật đường sắt
F – Lĩnh vực đóng tàu
G – Lĩnh vực vật liệu sắt và luyện kim
- JIS G 3101 Thép cắt Laser
- JIS G 3192 Thép góc cạnh đều
- JIS G 3322 Thép mạ kẽm phủ sơn
- JIS G 3444 Ống thép sử dụng nguyên liệu mác thép STK 290, STK 400, STK 490, STK 500, STK 540 để sản xuất.
H – Lĩnh vực vật liệu màu và luyện kim
K – Lĩnh vực kỹ thuật hóa học
L – lĩnh vực kỹ thuật dệt
M – Lĩnh vực khai thác mỏ
P – Lĩnh vực bột giấy và giấy
Q – Lĩnh vực hệ thống quản lý
R – Lĩnh vực gốm sứ
S – Lĩnh vực sản phẩm trong nước
T – Lĩnh vực thiết bị y tế và thiết bị an toàn
W – Lĩnh vực máy bay và hàng không
X – Lĩnh vực xử lý thông tin
Z – Khác
4. Vai trò của tiêu chuẩn JIS trong lĩnh vực công nghiệp
- JIS là một trong những tiêu chuẩn được thiết lập về chất lượng, phạm vi của các ngành công nghiệp. Do đó, JIS cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với ISO hay IEC trong những lĩnh vực liên quan. Không những thế, cùng hợp tác với hai bộ tiêu chuẩn ISO và IEC, JIC cũng có đóng góp trong việc đánh giá về năng lực của phòng thí nghiệp hoặc cơ sở sản xuất,…
- Chứng nhận JIS sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó còn là sự chứng nhận về độ an toàn, thân thiện với môi trường, nguyên vật liệu đầu vào lầm nên sản phẩm.
- Cung cấp sự đánh giá về hệ thống quản lý của tổ chức, dây chuyền sản xuất.
- Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể nhằm đánh giá, đo lường các yếu tố như: thành phần, cáu tạo, mật độ,… Điều này nhằm đảm bảo về chất lượng sản phẩm khi được đưa ra thị trường, hạn chế tối đa các nguy cơ thiếu an toàn.
- Các cơ sở, doanh nghiệp đảm bảo được các tiêu chuẩn JIS sẽ giúp tăng cơ hội đấu thầu, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Cho thấy sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với các quy định chung về sản xuất và cung ứng vật liệu trong lĩnh vực công nghiệp.
Như vậy, với bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu về các thông tin cơ bản của tiêu chuẩn JIS. Hy vọng bài viết trên đã mang tới các thông tin hữu ích cho bạn đọc.