Một trong hai tổ chức tiêu chuẩn hàng đầu của Hoa kỳ là Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI). Vậy ANSI là gì? Tiêu chuẩn ANSI là gì? ANSI có nhiệm vụ gì? Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu các vấn đề trên nhé!
1. Tiêu chuẩn ANSI là gì?
1.1 ANSI là gì?
ANSI là tên viết tắt của tổ chức Viện tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ – American National Stansards Institute. Đây là tổ chức được thành lập vào ngày 19 tháng 10 năm 1918. ANSI là tổ chức chính trong việc hỗ trợ phát triển các tiêu chuẩn công nghiệp tại Hoa Kỳ. ANSI là một thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC).
ANSI là một tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận. Với mục tiêu xác định và hỗ trợ phát triển các tiêu chuẩn với sự hỗ trợ của các bên liên quan trong ngành và chính phủ. Hay đây là một tổ chức phi lợi nhuận, có nhiệm vụ giám sát sự phát triển của các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện cho các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống và nhân sự tại Hoa kỳ. Tổ chức cũng có nhiệm vụ điều phối các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ với các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của nó là giúp các sản phẩm của Mỹ có thể sử dụng được sử dụng trên toàn cầu.
1.2 Tiêu chuẩn ANSI là gì?
Tiêu chuẩn ANSI là gì? Tiêu chuẩn ANSI là tiêu chuẩn được công nhận, phát triển bởi đại diện của các tổ chức tiêu chuẩn khác, cơ quan chính phủ, nhóm những người tiêu dùng, các công ty và các bên khác. Tiêu chuẩn ANSI được đưa ra này nhằm đảm bảo rằng các đặc tính và hiệu suất của sản phẩm là nhất quán.
Nghĩa là các sản phẩm, định nghĩa, thuật ngữ sử dụng được thử nghiệm theo một cách nhất quán. ANSI cũng công nhận các tổ chức, thực hiện cấp chứng nhận sản phẩm hoặc nhân sự phù hợp với các yêu cầu dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) có trụ sở chính đặt tại thủ đô Washington, DC, Hoa Kỳ. Văn phòng hoạt động của ANSI nằm tại thành phố New York. Hằng năm ngân sách của tổ chức được tài trợ nhờ việc bán các ấn phẩm, phí thành viên, lệ phí và các dịch vụ kiểm định, các chương trình dựa trên lệ phí, các chương trình tiêu chuẩn quốc tế.
2. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức tiêu chuẩn ANSI là gì?
Một số dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của ANSI:
- Thành lập năm 1918, ANSI có tên khai sinh là American Engineering Standards Committee (AESC). AESC được thành lập bởi 5 ban kỹ thuật và 3 cơ quan chính phủ.
- Năm 1921. AESC phê duyệt tiêu chuẩn an toàn đầu tiên của Hoa Kỳ cho công nhân công nghiệp. Ngoài ra nó còn thiết lập các thông số kỹ thuật để bảo vệ mắt và đầu cho công nhân.
- Năm 1926. AESC đẩy nhanh tiến độ thành lập Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Quốc gia, tiền thân của tổ chức ISO.
- Năm 1928. Sau khi được tổ chức lại, AESC được đổi tên thành American Standards Association (ASA).
- Năm 1946, ASA và các cơ quan tiêu chuẩn khác từ 25 quốc gia cùng hình thành ISO.
- Năm 1966, ASA cải tổ lại với tư cách là United States of America Standards Institute (UASI).
- Năm 1969, USASI được đổi tên thành ANSI.
- Năm 1970, ANSI tạo ra một quy trình đánh giá công khai và Hội đồng Đánh giá Tiêu chuẩn ANSI để áp dụng quy trình đó.
- Năm 1976. Một ủy ban phối hợp chung được thành lập với ANSI và Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp để làm việc về các hoạt động tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện liên quan đến sức khỏe và an toàn nơi làm việc.
- Năm 1982. Một ủy ban điều phối chung được thành lập với Ủy ban An toàn Sản phẩn tiêu dùng Hoa Kỳ. Mục đích để tập trung vào việc đảm bảo các sản phẩm tiêu dùng, thúc đẩy sự an toàn và sức khỏe người tiêu dùng.
3. Nhiệm vụ của tiêu chuẩn ANSI là gì?
Các nhiệm vụ của ANSI được nêu như sau:
- Tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Từ đó giúp chất lượng cuộc sống của Hoa Kỳ được nâng cao. Bằng cách thúc đẩy, tạo điều kiện cho các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện, hệ thống đánh giá sự phù hợp và bảo vệ tính toàn vẹn của nó.
- Điều phối hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện của Hoa Kỳ. ANSI cung cấp một diễn đàn trung lập nhằm phát triển các chính sách về vấn đề tiêu chuẩn. ANSI đóng vai trò như một cơ quan giám sát cho các chưng trình và quy trình đáng giá tính phù hợp và phát triển của các tiêu chuẩn.
- Trong các ngành công nghiệp: Cung cấp tiêu chuẩn về kích thước, xếp hạng, thuật ngữ, ký hiệu hay phương pháp thử nghiệm. Và các yêu cầu về hiệu suất an toàn cho nhân viên, sản phẩm và hệ thống, dịch vụ.
- Cải thiện sự an toàn của sản phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Các sản phẩm có thể là mũ bảo hiểm xe đạp, đồ gia dụng,…
Lưu ý: ANSI không tự tạo ra hay hình thành các tiêu chuẩn nhưng nó chấp thuận các tiêu chuẩn mà tổ chức khác phát triển. Các tiêu chuẩn đó được xuất bản dưới dạng Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ.
4. Bảng tiêu chuẩn ANSI
ANSI bao gồm 9 bảng tiêu chuẩn. Mỗi bảng tiêu chuẩn được dùng để xác định, phối hợp hài hòa các tiêu chuẩn liên quan đến những lĩnh vực tương ứng:
- HDSSC: Hợp tác tiêu chuẩn hóa quốc phòng và an ninh nội địa của ANSI.
- ANSI – NSP: Bảng tiêu chuẩn công nghệ nano ANSI.
- IDSP. Bảng tiêu chuẩn quản lý ID và phòng chống trộm ID.
- EESCC. Hợp tác phối hợp tiêu chuẩn hóa hiệu quả năng lượng ANSI.
- NESCC. Hợp tác phối hợp tiêu chuẩn năng lượng hạt nhân.
- EVSP. Bảng tiêu chuẩn xe điện.
- Mạng ANSI – NAM về quy định hóa học.
- Bảng phân phối tiêu chuẩn nhiên liệu sinh học ANSI.
- HITSP. Bảng tiêu chuẩn công nghệ thông tin chăm sóc sức khỏe.
5. Vì sao ANSI lại có vai trò quan trọng?
ANSI cho phép phát triển các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Khi các doanh nghiệp trên thế giới cùng tuân thủ sử dụng một bộ tiêu chuẩn sẽ giúp ta dễ dàng kiểm soát, quản lý và so sánh hơn.
Trong trường hợp không có các tiêu chuẩn việc giúp các sản phẩm, dịch vụ trên thế giới tương tác với nhau có thể trở nên khó khăn. Ví dụ: Các tiêu chuẩn cho phép công ten nơ vận chuyển phải có kích thước tiêu chuẩn. Việc đó giúp việc vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
Vai trò của của ANSI là thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức tiêu chuẩn Hoa Kỳ và cộng đồng người tiêu dùng, doanh nghiệp và các bên quan tâm trên toàn cầu của nó.
Các tiêu chuẩn ANSI có yêu cầu khá khắt khe. Tuy nhiên nếu có trình độ công nghệ sản xuất chất lượng cao, các phòng thí nghiệm có thể đáp ứng các tiêu chí chất lượng thì việc đạt được tiêu chuẩn ANSI không phải quá khó khăn.
Bài viết trên đã cung cấp tới các bạn đọc các thông tin về tiêu chuẩn ANSI là gì. Hy vọng các bạn đã có được những thông tin hữu ích qua bài viết trên.