Chúng ta vẫn thường nhắc đến độ C trong đời sống hằng ngày nhưng trên thực tế có rất nhiều đơn vị đo nhiệt độ được dùng phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu về các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến tại Việt Nam và thế giới hiện nay. Mời bạn đọc tham khảo!
1. Đơn vị đo nhiệt độ là gì
Nhiệt độ là 1 định lượng vật lý, được chúng ta nhắc đến không chỉ trong sản xuất mà còn trong đời sống hằng ngày. Nó chính là biểu thị cho sự nóng hoặc sự lạnh của vật chất. Đó có thể là con người hoặc 1 con vật, đồ vật nào đó.
Khi vật có nhiệt độ cao thì vật sẽ nóng lên, ngược lại khi vật có nhiệt độ lạnh thì vật sẽ lạnh đi. Đây gọi là độ hằng nhiệt của vật thể, tất cả mọi vật đều tỏa ra nhiệt, và nhiệt lượng đó được đo và thể hiện ở các máy hay thông số khác nhau.
Theo ngôn ngữ anh thì nhiệt độ gọi là Temperature được chỉ sự chênh lệch của nhiệt độ. Nhiệt độ sẽ được đo bằng 1 thiết bị được gọi là dụng cụ đo nhiệt kế. Sau số nhiệt sẽ là ký hiệu ° và ký tự để chỉ từng đơn vị.
2. Các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến trên thế giới
Độ Celsius
Ở nước ta giường như đơn vị đo độ C là quen thuộc với chúng ta. Nhưng ít ai tìm hiểu hay đặt câu hỏi rằng nó bắt đầu từ đâu. Độ C hay còn gọi là độ Celsius, tên được đặt theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius. Ông sinh năm 1701–1744.
Ông là người đề ra hệ thống đo nhiệt bằng cách dựa trên trạng thái của nước sôi ở 100 độ C tương đương 212 độ F và 0°C với 32 độ Fahrenheit. Năm 1948 người ta lấy tên ông để đặt tên cho hệ thống nhiệt độ này, với mục đích vinh danh ông.
Độ Fahrenheit
Có thể thấy sau độ C thì độ F là đơn vị đo phổ biến nhất. Đơn vị đo độ F là đơn vị được viết tắt của tên Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 – 1736), người đã phát triển ra nó.
Sau nhiều lần thí nghiệm thì đến năm 1974, ông tính ra 98,6°F (37°C) chính là nhiệt độ cơ thể con người bình thường.
Thang nhiệt độ F được sử dụng rất lâu ở Châu Âu và dần dần bị thay thế bởi thang nhiệt Celsius. Hiện tại thì ở Mỹ, một số nước nói tiếng Anh thì thang nhiệt độ Fahrenheit vẫn được dùng trong công nghiệp, 1 số ứng dụng của đời sống.
Độ Kelvin
Kelvin là 1 đơn vị đo lường nhiệt độ mà được quốc tế quy chuẩn và công nhận. Kí hiệu của đơn vị này là K, độ K tương 1 độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C thì tương đương với 273,15 độ K.
Tên gọi của nó lấy theo tên nam tước Kelvin thứ nhất người Ireland: William Thomson. Nhiệt độ K của hơi nước đang sôi là 546. Độ Kelvin(K) là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học điểm ba.
Độ Newton
Chắc có lẽ chúng ta không chỉ 1 lần nghe đến cái tên Niwton. Có thể nói Newton là 1 nhà vật lý, thiên văn học, 1 nhà toán học, thần học, giả kim thuật, triết học lỗi lạc mọi thời đại. Ông phát minh ra độ nên gọi là độ N hay °N.
Khi đó ông cũng lấy 2 thang đo nhiệt độ nhưng các thang đo khác là nhiệt độ đóng băng của nước và nhiệt độ bay hơi của nước. Phát minh này được ra đời từ khá sớm vào năm 1700, sau này thì người ta sử dụng các thang đo khác nên nó không thông dụng nữa.
Độ Delisle
Tên gọi độ Delisle bắt nguồn từ người tên Joseph – Nicolas Delisle, ông là nhà thiên văn học, người Pháp sinh năm 1688, mất năm 1768. Đơn vị thang đo Delisle được ông phát minh ra những năm 1732. Ông đã thiết kế ra đo bằng cột thủy ngân, ông xác định nhiệt độ của nước sôi là 0 °C, và sau đó đo độ co của thủy ngân với những nhiệt độ nhỏ hơn
Sau khi nhận ra thang Celsius giống thang Delisle. Nó chạy từ 0 đến độ nước đóng băng và đến 100 độ thì là nhiệt sôi của nước. Đơn vị ngày càng không thông dụng nữa, tuy nhiên nó vẫn được dùng ở Nga khoảng 100 năm tiếp theo.
Độ Rankine