Ký hiệu PN10 là gì ? Nghĩa là gì, ứng dụng ở đâu

Kí hiệu PN nói chung và kí hiệu PN10 nói riêng không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Ta có thể bắt gặp ký hiệu này trên thân nhiều đồ dùng hay thiết bị từ trong sinh hoạt tới sản xuất nhưng để hiểu rõ thì không phải ai cũng làm được. Để hiểu sâu hơn về PN cũng như PN10, ý nghĩa của PN10 và ứng dụng của PN10 là gì thì hãy cùng tham khảo bài viết sau

1. PN là gì

PN có tên gọi trong tiếng anh là “Pressure Nominal” có thể dễ dàng dịch ra là áp suất danh nghĩa. PN không phải là áp suất tối đa mà thiết bị có thể chịu được mà là “áp suất an toàn khi vật hoạt động trong thời gian dài”.

Áp suất có thể hoạt động trong thời gian dài thường được quy định dưới điều kiện nhiệt độ từ 20-80 độ C, với một số thiết bị hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao hơn thì điều kiện nhiệt độ hoạt động của thiết bị cũng sẽ cao hơn

PN là thông số tiêu chuẩn quốc tế quy định cho hệ thống và thiết bị phải làm việc trong môi trường có áp lực cao, thông số PN được in trên hầu hết các thiết bị van và ống dẫn. Thông số PN in trên thân thiết bị cho phép người mua hàng và sử dụng biết được loại thiết bị có tương thích với hệ thống hay không, từ đó cho phép thiết bị hoạt động một cách hiệu quả nhất.

PN là gì

2. PN10 là gì

PN10 là khả năng chịu đựng áp suất 10 Bar của 1 thiết bị nào đó trong một khoảng thời gian dài. Để có thể dễ hình dung ta có thể quy đổi 10 bar = 10Kg/cm² – như 1 vật có khối lượng 10 kg đè lên 1 vật có diện tích bằng một miếng snack (bim bim) nhỏ.

Tóm tắt quy đổi: PN10 = 10Bar = 10Kg/cm²

Để có thể đạt được chứng chỉ hay được phép in PN10 lên thiết bị, những thiết bị khi sản xuất đã trải qua nhiều quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, sau đó được chứng nhận và cấp phép theo đơn vị có thẩm quyền của từng quốc gia.

PN10 khi được in lên thiết bị cho biết thiết bị đó chịu được áp suất 10bar trong điều kiện thông thường từ 20 – 80°C, đối với sản phẩm nhựa thì điều khiện nhiệt giảm xuống từ 20 -40°C còn với inox thì sẽ rao động từ 20-300°C. Với từng chất liệu sản phẩm và thiết kế của mình, PN10 sẽ đi cùng nhiệt độ hoạt động an toàn trong thời gian dài.

PN10 là gì

3. Ý nghĩa của PN10

Tiêu chuẩn PN10 không phải thông số được chứng nhận tại quốc gia hay vùng lãnh thổ, PN được sử dụng như tiêu chuẩn cho các thiết bị phải tiếp xúc với áp lực dòng lưu chất như van, ống dẫn trên toàn thế giới.

Trong trường hợp thiết bị van hay đường ống có gắn mặt bích, sẽ có tiêu chuẩn riêng dành cho mặt bích và tiêu chuẩn áp lực dành cho thiết bị. Phần lớn các thiết bị hiện nay có phần thân và phần kết nối cùng hoạt động trong một môi trường, do đó nhà sản xuất đã làm chung mức độ chịu áp lực của mặt bích và thiết bị.

Ý nghĩa của PN10

4. PN10 được dùng ở đâu

Trong sinh hoạt và sản xuất kí hiệu PN10 thường xuất hiện tại các thiết bị van nước, van công nghiệp, đường ống, khớp nối mềm hay mặt bích

4.1 PN dùng trong Van

Các dòng van sử dụng trong công nghiệp rất coi trọng tiêu chuẩn áp lực và coi tiêu chuẩn PN như nhân tố then chốt khi quyết định lắp đặt trong hệ thống ống dẫn.

Các dòng van thường gặp như van bi van bướm cho đến van cầu, van 1 chiều, van giảm áp, van điều khiển điện, van điều khiển khí nén, van điện từ cùng nhiều loại van khác đều có tiêu chuẩn PN được in nổi trên thân van. Tiêu chuẩn PN hay PN10 cho biết thiết bị van có phù hợp để nối với hệ thống hay không, có khả năng chịu được áp suất trong đường ống hay không. Trong trường hợp PN6, PN10 không đáp ứng đủ tiêu chí cho đường ống thì ta có thể tham khảo các loại van chịu được áp suất lớn hơn như PN16 hay PN20

PN dùng trong Van

4.2 Mặt bích

Mặt bích được sử dụng như một thiết bị riêng rẽ để kết nối đường ống hoặc các thiết bị có trang bị nối bích với nhau. Mặt bích xuất hiện nhiều trên thị trường với nhiều loại chất liệu như đồng, inox, gang, thép và có cả mặt bích nhựa. Với mỗi loại chất liệu, mặt bích sẽ cho khả năng chịu áp suất khác nhau:

  • Mặt bích nhựa thường chịu được áp lực nhỏ PN6-PN10
  • Mặt bích đồng chịu được áp lực cao hơn PN10-PN16, mặt bích đồng có tính dẻo nên không được dùng nhiều trong kết nối hệ thống áp lực cao hơn vì tình trạng dễ biến dạng có thể xảy ra
  • Mặt bích gang được thiết kế với kích thước lớn và được thiết kế với khả năng chịu áp lực tới PN20
  • Mặt bích thép; PN6 – PN20
  • Mặt bích inox: PN10 – PN80

Mặt bích PN10

4.3 Khớp nối mềm

Khớp nối mềm được dùng như một thiết bị nối, khớp nối mềm được sử dụng nhiều khi hệ thống gặp rung lắc khi sử dụng hoặc tại điểm kết nối không được bằng phẳng. Khớp nối mềm thường được thiết kế với khả năng chịu từ 6-40 bar và tương đương với chứng chỉ PN6, PN10, PN16, PN20 và PN40

Khớp nối mềm PN10

5. Ứng dụng PN10 là gì?

Tiêu chuẩn PN10 được dùng rộng rãi trên tất cả các thiết bị van, ống dẫn hay thiết bị nối. Dưới đây là những ứng dụng của tiêu chuẩn PN10 mang lại.

  • Cho khả năng lựa chọn dễ dàng
  • Biết được khả năng hoạt động của thiết bị
  • Chứng minh sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận áp suất

Ứng dụng PN10 là gì

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

"