Nồng độ dung dịch và một số nồng độ khác nên biết

Nồng độ dung dịch, nồng độ phần trăm là các khái niệm cần biết để giải các bài toán trong hóa học. Với mỗi chất trong mỗi dung dịch khác nhau có giá trị khác nhau. Để biết rõ hơn về các định nghĩa, công thức tính của các đại lượng đó hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch thể hiện lượng chất tan có trong một lượng dung dịch nhất định. Để tăng nồng độ dung dịch ta có thể giảm lượng dung môi trong dung dịch hoặc tăng khối lượng chất tan có trong nó. Tương tự như vậy, để giảm giá trị này đi cần giảm lượng chất tan có trong nó hoặc tăng khối lượng dung môi. Khái niệm dung dịch bão hòa để chỉ hiện tượng dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan nữa. Khi đó, ta thu được giá trị lớn nhất của đại lượng này.

2. Nồng độ phần trăm dung dịch là gì?

Nồng độ phần trăm dung dịch là gì

Nồng độ phần trăm dung dịch là khái niệm để chỉ khối lượng chất tan có trong 100g dung dịch. Đại lượng này được sử dụng nhiều trong hóa học. Và nó có ký hiệu là C%.

Công thức tính đại lượng này được thể hiện là:

C% = mct / mdd * 100

Trong đó các ký hiệu được giải thích là:

  • C% là nồng độ phần trăm dung dịch (%)
  • mct là khối lượng chất tan có trong dung dịch (g)
  • mdd là khối lượng của dung dịch (g)

Do dung dịch gồm hai phần là chất tan và dung môi nên ta có biểu thức: mdd = mct + mdm.

Từ công thức tính ở trên ta có thể dễ dàng suy ra các công thức tính khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch và khối lượng dung môi. Việc tính được các đại lượng trên sẽ phục vụ rất nhiều cho các bài tập tính toán khác.

3. Các lưu ý khi áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm

Lưu ý khi áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm

Trong các dung dịch thường sẽ không chỉ chứa duy nhất một chất tan. Thông thường là sẽ có từ 2 chất tan trở lên. Do vậy cần đặc biệt lưu ý tránh trường hợp bỏ sót một số chất tan trong quá trình tính toán. Để quá trình tính toán được dễ dàng hơn chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Đầu tiên, cần xác định các chất tan có trong dung dịch. Đặc biệt lưu ý các chất phản ứng có thể không hết và dư lại trong dung dịch sau phản ứng.
  • Tiếp theo, cần xác định khối lượng dung dịch sau phản ứng. Ta có thể áp dụng công thức sau để tính được đại lượng này: mdd sau phản ứng = mct + mdm – mchất kết tủa – mchất khí
  • Tiếp đó, xác định khối lượng của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
  • Cuối cùng, áp dụng công thức tính C% ở trên, lần lượt tính được nồng độ phần trăm của các chất tan.

4. Khái niệm nồng độ mol là gì? Công thức tính nồng độ mol của một chất

Nồng độ mol và công thức tính

Nồng độ mol là đại lượng thể hiện mối liên hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol của một chất tan và thể tích. Để tính được nồng độ mol của một chất ta có thể dựa và một trong số các đại lượng như: số mol và thể tích; khối lượng và thể tích. Công thức khái quát để tính được nồng độ mol là: CM = n/V. Trong đó các đại lượng là:

  • CM là nồng độ mol của chất tan (mol/l).
  • n là số mol của chất đó (mol)
  • V là thể tích của dung dịch (l).

Công thức thể hiện mối liên hệ giữa nồng độ mol và nồng độ dung dịch là: CM = 10.D.C%/M. Trong đó D là khối lượng riêng của chất đó.

5. Bài tập ví dụ về tính nồng độ phần trăm dung dịch, nồng độ mol

Bài tập tính nồng độ dung dịch, nồng độ mol

  • Bài tập về tính C%: Tiến hành hòa tan 7,8 gam Kali vào 72,4 gam nước chúng ta thu được dung dịch B có nồng độ bao nhiêu?

Bài giải:

Ta có phương trình phản ứng hóa học sau:

2K + 2H2O —–> 2KOH + H2

Số mol của K = 7,8/ 39 = 0,2 => Số mol KOH = 0,2 => Số mol H2 = 0,1

Sau khi cân bằng phương trình hóa học ta được phương trình sau:

mdd = mK + mH2O – mH2 = 7,8 + 72,4 – 0,1.2 = 80 gam

→Thay số vào công thức C% = (mct/mdd).100 ta có C% = [(0,2.56)/80].100 = 14%

Ta kết luận được rằng nồng độ dung dịch của B là 15%.

  • Bài tập về tính CM: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 64 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?

Bài giải:

Số mol của đồng sunfat có trong dung dịch là n = 64/160 = 0,2 mol

Thể tích của dung dịch là V = 200ml = 0,2l

Thay số vào công thức trên, ta có nồng độ mol của đồng sunfat là: CM = n/V = 0,2/0,2 = 1 mol/l

Kết luận: Nồng độ mol của đồng sunfat có trong dung dịch là 1 mol/l.

Như vậy, bài viết trên Tongkhovalve đã chia sẻ tới các bạn các khái niệm, công thức và ví dụ về nồng độ dung dịch. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu một số khái niệm về nồng độ phần trăm, nồng độ mol. Hy vọng các bạn đã có cho mình các thông tin hữu ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

"