Đơn vị đo điện áp là gì?

Trong đời sống ta thường nghe thấy thuật ngữ “điện áp”. Nhưng điện áp là gì, đơn vị đo điện áp ra sao, nó có đặc điểm gì? Hãy cùng tongkhovalve.vn khám phá điều đó qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm điện áp là gì?

Điện áp là gì

Điện áp, hay trong Vật lý nó cũng thường được gọi với tên là hiệu điện thế, là sự chênh lệch về điện thế giữa hai điểm cần so sánh. Thông thường, người ta hay gắn một đầu với mặt đất – có hiệu điện thế bằng 0.

2. Các loại điện áp thường thấy ngày nay

Hiện nay, điện áp thường thấy được chia thành ba loại chính: điện áp cao hệ, trung thế và hạ thế. Một số đặc điểm nổi bật của ba loại điện áp trên như sau:

Các loại điện áp thường thấy

2.1 Dòng điện áp cao thế

  • Đây là dòng có điện áp rất lớn.
  • Đơn vị điện áp của các dòng điện này thường là kV. Nó có thể lên tới hơn 100 kV.
  • Trong quá trình lắp đặt cần sử dụng các thiết bị, đồ bảo hộ đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn.
  • Dòng điện này được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ,…
  • Được sử dụng để sản sinh ta X và dùng để phân phối điện năng trong ống phóng tia cathode.

2.2 Dòng điện áp trung thế

  • Quá trình phân phối điện áp ra từ: đường đây điện trung thế đến máy biến áp nhằm làm giảm điện áp của nó và cuối cùng là các dây hạ áp để phân phối điện đến hộ gia đình.
  • Mức điện áp của nó có thể rơi vào khoảng 22kV hoặc 35kV.
  • Điện áp loại này thường được sử dụng trong các nhà máy, khu công nghiệp,…

2.3 Dòng điện áp hạ thế

  • Mức điện áp của nó là khoảng 0,4 kV.
  • Dùng để cấp điện cho các hộ gia đình.

2.4 Đơn vị đo điện áp của các dòng điện trên

Như ta thấy, các mức điện áp từ hạ thế đến cao thế đầu có mức điện áp cao hơn nhiều lần so với điện áp được sử dụng trong gia đình. Do vậy, đơn vị điện áp dùng để đo giá trị điện áp của nó thường sẽ là kV.

3. Công thức tính điện áp và đơn vị đo điện áp

3.1 Công thức tính điện áp – hiệu điện thế trong mạch điện

Công thức tính điện áp

Công thức tính điện áp theo định luật Ôm được nêu như sau: U = I.R

Giải thích ký hiệu công thức:

  • U: điện áp (hiệu điện thế). Đơn vị đo điện áp là Vôn. -kí hiệu V.
  • I: cường độ dòng điện chạy trong mạch. Đơn vị đo cường độ là Ampe – ký hiệu A.
  • R: điện trở. Đơn vị đo điện trở là Ôm – ký hiệu là Ω.

3.1 Đơn vị đo điện áp (hiệu điện thế) trong Vật lý và đời sống

Đơn vị đo điện áp là gì

Trong Hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị điện áp là Vôn (Volt) – ký hiệu là V.

Trong cách mạch điện, điện áp có thể được ký hiệu là V hoặc ΔV. Đôi khi nó còn được ký hiệu là U – phố biến hơn tại Việt Nam.

4. Một số câu hỏi có thể gặp về điện áp hoặc đơn vị đo điện áp

Biết được khái niệm điện áp là gì, đơn vị điện áp ra sao. Sau đây ta cùng điểm qua một số câu hỏi có thể gặp của điện áp.

Một số câu hỏi về điện áp

4.1 Điều gì xảy ra với dòng điện khi tăng hiệu điện thế

Theo định luật Ôm phát biểu rằng cường độ dòng điện I tỷ lệ thuận với hiệu điện thế U và tỷ lệ nghịch với cảm kháng R. Vì thế, khi tăng hiệu điện thế, thì cường độ dòng điện cũng tăng với tỷ lệ tương tự, trong điều kiện R không đổi.

4.2 Điều gì xảy ra với nguồn điện khi tăng hiệu điện thế

Với công thức tính công suất, ta thấy công suất là tích nhân của điện áp và cường độ dòng điện. Do đó mà ta kết luận rằng điện áp tỷ lệ nghịch với dòng điện trong trường hợp công suất không đổi. Vì vậy, khi tăng điện áp trong trường hợp dòng điện được giữ nguyên thì công suất sẽ tăng tỷ lệ thuận với nó.

4.3 Nguồn điện áp lý tưởng là như thế nào?

Nguồn điện áp lý tưởng được định nghĩa là ta luôn đo được mức hiệu điện thế giữa hai đầu nối này tại mọi thời điểm. Ngoài ra, điện áp không phụ thuộc vào dòng điện qua nguồn, tức là dòng điện có thể chạy theo bất kỳ hướng nào qua nguồn điện áp.

4.4 Các nguồn điện áp phổ biến, đơn vị điện áp của nó

Hiện nay, có các nguồn điện áp hay được sử dụng như: pin và máy phát điện. Các nguồn điện này đều được đo bằng đơn vị điện áp vôn. Các trạm điện áp có thể cung cấp mức điện ở mức kV.

5. Nên làm gì khi điện áp không ổn định, đơn vị đo điện áp có bị ảnh hưởng không?

Đơn vị điện áp như đã nêu ở trên là Vôn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, điện áp có thể gặp phải tình trạng mất ổn định. Vậy nguyên nhân cách khắc phục của nó ra sao.

làm gì khi điện áp không ổn định

5.1 Nguyên nhân khiến điện áp không ổn định

Điện áp sử dụng không được ổn định có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Hiện tượng sụt áp trên đường dây tải điện tới hộ gia đình. Vì truyền tải điện năng luôn có hao phí năng lượng. Các hộ gia đình ở càng xa nguồn điện thì hiện tượng này càng thể hiện rõ hơn.
  • Các thiết bị tiêu thụ điện xảy ra hỏng hóc, hư hại. Việc sử dụng các thiết bị này có thể tiêu thụ nhiều điện áp hơn mức định mức là 220V. Sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị như thế có thể là qua tải điện năng.

5.2 Các giải pháp, phương hướng khắc phục tình trạng trên

Với các nguyên nhân như thế, ta cần đưa ra các giải pháp, phương hướng như thế nào để giải quyết nó:

  • Sử dụng các máy ổn áp: Máy ổn áp có thể giúp ổn định dòng điện trong gia đình. Thiết bị này giúp ổn định mức điện áp đầu ra và đầu vào. Bên cạnh đó nó còn có chế độ tự ngắc trong các trường hợp chập, cháy hoặc sét đánh.
  • Thường xuyên thay thế, bảo trì các thiết bị điện trong gia đình.

Trong tình trạng điện áp không ổn đinh khiến ta gặp khó khăn trong việc đo lường giá trị của nó. Tuy nhiên thì đơn vị đo điện áp của nó vẫn là Vôn. Và có thể có sự chênh lệch về giá trị giữa các lần đo.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

"