Xăng thơm là gì? Phân loại và công dụng

Là một trong các loại xăng, nhiên liệu trong nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt, xe cộ thì xăng thơm là loại được ứng dụng khá đa dạng. Để có được khả năng linh hoạt thì xăng thơm có gì khác so với xăng thông thường? Hãy cùng Tổng Kho Valve tìm hiểu cụ thể về xăng thơm là gì, phân loại và công dụng của nó qua bài viết sau nhé.

1. Xăng thơm là gì?

Xăng thơm (hay Xăng Nhật) là một nguồn nhiên liệu xăng nhân tạo. Khác với xăng bình thường, mùi của xăng thơm đúng như tên gọi của nó, thơm mùi chuối (dầu chuối công nghiệp). Xăng thơm có kết cấu khá lỏng, không có màu đậm như xăng thông thường. Vì tính hòa tan, dung dịch xăng thơm không tan nhanh trong nước, và dễ bị thủy phân.

xăng thơm là gì

2. Các loại xăng thơm

Là một sản phẩm hàng hóa, xăng thơm được sản xuất thành nhiều loại phù hợp với mỗi cách sử dụng. Tuy nhiên, người ta thường quy chuẩn theo nồng độ nguyên chất để chia thành các loại xăng thơm bao gồm:

  • Butyl Acetate nhập: Đây là xăng thơm nhập khẩu thẳng của Thái Lan, Sin-ga-po. Vì độ nguyên chất được quy định lên tới 99,6% nên loại xăng thơm này được đánh giá chất lượng cao.

các loại xăng thơm là gì

  • Butyl Acetate A: Tuy nồng độ thấp hơn, khoảng 96% nhưng loại xăng này được ứng dụng nhiều nhất vì giá thành thấp hơn loại nhập.

xăng thơm loại A

  • Butyl Acetate A1: Đây là loại được sử dụng phần lớn cho hoạt động sơn, vệ sinh công nghiệp. Có nồng độ tầm 90% và giá thành rẻ hơn loại A.

xăng thơm loại A1

  • Butyl Acetate A2: Với độ nguyên chất gần 85%, loại xăng thơm A2 phù hợp đối với nhiệm vụ tẩy rửa.

xăng thơm loại A2

  • Butyl Acetate B: Vì nồng độ nguyên chất của loại xăng thơm này là thấp nhất, dẫn tới hiệu quả hoạt chất thấp. Loại xăng này được khá ít người sử dụng.

3. Thành phần cấu tạo nên xăng thơm là gì?

Dung môi Butyl Acetate là thành phần chủ chốt của dòng xăng thơm. Về mặt hóa học, xăng thơm có công thức là C6H12O2. Theo đó, công thức cấu tạo của xăng thơm là: CH3COOCH2CH2CH2CH3.

thành phần xăng thơm là gì

4. Xăng thơm được sản xuất bằng cách nào?

Vì hầu hết xăng thơm được sử dụng cho mục đích công nghiệp, sản xuất nên quá trình tạo ra xăng thơm cũng dần được công nghiệp hóa hoàn toàn 100%. Quá trình sản xuất này sử dụng phương pháp este hóa 1 đồng phân Butanol và Axit axetic với chất xúc tác axit sunfuric.

sản xuất xăng thơm

5. Công dụng của xăng thơm là gì?

5.1. Dung môi trong pha chế

Có thể nói làm dung môi là một trong những chức năng đặc quyền của xăng thơm. Nó là dung môi được ứng dụng trong việc pha loãng các chất từ sơn, keo, mực in… Bởi vì kết quả tuyệt vời mà nó mang lại. Hiệu quả rõ nhất có thể nhận được từ việc dùng xăng thơm để pha với sơn dầu, sơn nước là 1 lớp màng sơn rất mượt, độ sáng và bóng cao. Thêm vào đó là tác dụng chống nấm mốc khá tốt.

xăng thơm dung môi

5.2. Chất tẩy rửa

Như đã đề cập ở trên, khả năng tẩy rửa của xăng thơm được người dùng đánh giá rất cao. Với hợp chất phản ứng tốt, xăng thơm có thể xóa được hầu hết vết bẩn rất chắc như: keo 502, dầu mỡ hay keo dính, mảng bám vết mủ,… Bởi vậy, chúng ta thường thấy xăng thơm trong các hoạt động vệ sinh trong cả sản xuất công nghiệp và cuộc sống hàng ngày.

xăng thơm chất tẩy rửa

5.3. Bật lửa

Trong mỗi chiếc bật lửa, ta thường thấy có loại chất lỏng được đựng trong ống. Đó chính xác là xăng thơm. Bởi có tính chất của 1 loại xăng sạch, không chì, không có dung môi công nghiệp, xăng thơm khi đốt cháy không có khói đen. Vì vậy, xăng thơm được đánh giá không gây tác dụng xấu tới sức khỏe và được đưa vào sử dụng cho bật lửa.

xăng thơm trong bật lửa

6. Các chú ý trong quá trình sử dụng xăng thơm là gì?

Bản thân vẫn là một loại chất hóa học nên xăng thơm vẫn có nguy cơ gây hại nhất định ở nồng độ cao. Vì vậy, để an toàn trong quá trình sử dụng, nên có một số chú ý như sau:

6.1. Đeo khẩu trang chuẩn quy định

Đã có các báo cáo khoa học về việc nếu hít xăng thơm nồng độ thấp trong thời gian ngắn thì có thể chưa gây ra tác hại gì. Nhưng nếu phải tiếp xúc với xăng thơm dù nồng độ thấp hay cao trong thời gian dài thì rất dễ gây ra các tác động xấu như hoa mắt, chóng mặt, hay buồn nôn,…

đeo khẩu trang khi dùng xăng thơm

6.2. Đảm bảo có đồ bảo hộ & phòng cháy chữa cháy

Là chất hóa học, tương tự các loại xăng nói chung thì xăng thơm nếu tiếp xúc da trực tiếp rất dễ bị “ăn” da. Tình trạng thường thấy là khô da, nếu nhạy cảm có thể dẫn tới việc mẩn đỏ, ngứa da,… Trường hợp bị dị ứng, khô rát khi tiếp xúc với xăng thơm thì nên ngay lập tức rửa sạch vùng tiếp xúc. Nếu có tình trạng nặng hơn thì cần thiết liên hệ với y tế để có biện pháp xử lý tốt nhất.

Xăng thơm bản chất là xăng, mà xăng đã tiếp xúc với 1 đốm lửa chắc chắn sẽ gây cháy. Nên trong quá trình sử dụng phải đảm bảo các nguyên tắc để không gây hỏa hoạn.

đeo bảo hộ khi tiếp xúc với xăng thơm

7. Cần lưu ý gì trong quá trình bảo quản xăng thơm?

Xăng thơm là một loại xăng, có khả năng bắt lửa rất tốt. Vì vậy không chỉ trong quá trình sử dụng, mà bảo quản cũng cần có một số lưu ý như sau:

  • Để xăng thơm ở những khu vực thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Hay những vật dễ cháy, tạo lửa, nhiệt cao, có nguy cơ cháy nổ cao.
  • Vì xăng thơm là chất hóa học có trọng lượng nặng hơn không khí. Nên nếu có trữ xăng thơm tại các hầm thì phải lưu ý không để thoát hơi trong vật chứa. Thêm vào đó phải có những công tác kiểm soát, quản lý và giải quyết phù hợp.

bảo quản xăng thơm là gì

  • Cần giữ cho nhiệt độ của xăng thơm trong thùng chứa ngang bằng so với môi trường xung quanh.
  • Tránh tuyệt đối việc đổ xăng thơm vào thùng bằng cách dùng khí nén.

8. Lời kết

Bài viết này của Tổng Kho Valve đã cung cấp tới bạn đọc các thông tin cơ bản và cần thiết để biết xăng thơm là gì, cùng các công dụng và những lưu ý trong quá trình sử dụng, bảo quản. Hi vọng các bạn sẽ có những sử dụng an toàn và hiệu quả với loại xăng thơm này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

"