Tác dụng của dòng điện một chiều

Là loại được biết đến ít hơn giữa 2 loại dòng điện là dòng điện 1 chiều. Do vậy để cung cấp kịp thời các kiến thức về dòng 1 chiều. Qua bài viết dưới đây Tongkhovalve sẽ cung cấp các thông tin như: Khái niệm, đơn vị đo, các tác dụng của dòng điện một chiều. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

1. Dòng điện một chiều là gì?

Dòng điện một chiều là gì

Dòng điện là sự chuyển động có hướng của các hạt mang điện. Trong các dây dẫn điện thì hạt mang điện ở đây là electron. Mặt khác, bên trong các chất điện ly hay dung dịch thì các hạt mang điện là các ion.

Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều chuyển động không đổi theo thời gian. Hướng di chuyển của nó thường là đi từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.

Dưới dây chúng tôi có đưa ra đồ thị mô tả dòng điện một chiều. Có thể thấy trong đồ thị trên đường biểu thị là một đường thẳng song song với trục hoành. Qua đồ thị trên, ta cũng có thể kết luận rằng giá trị điện áp của dòng điện một chiều luôn không đổi trên trục thời gian.

2. Các thông tin hữu ích về dòng điện một chiều

2.1 Ký hiệu của dòng điện một chiều

Ký hiệu của dòng điện một chiều

Tên Tiếng Anh của dòng điện một chiều là Direct Current. Và trên các thiết bị điện có sử dụng dòng điện 1 chiều nó thường được ký hiệu là DC. DC được hiểu là dòng của các hạt electron luôn di chuyển theo một hướng không đổi, và đó là định nghĩa của dòng 1 chiều.

2.2 Cách tạo ra dòng điện 1 chiều

Tạo ra dòng điện 1 chiều bằng pin tiểu:

Tạo ra bằng pin tiểu

Các loại pin tiểu có giá trị điệp áp thường rơi vào khoảng từ 1.5V đến 5V. Trên các thông số kỹ thuật của nó không có đề cập đến nó là dòng DC. Tuy nhiên thì đây lại là một quy ước được mặc định mà mọi người nên biết.

Tạo ra dòng điện một chiều bằng các củ sạc điện thoại:

Tạo ra bằng của sạc điện thoại

Các thiết bị sạc dùng cho thiết bị điện tử thường sẽ là dòng một chiều. Bộ phận sạc sẽ làm nhiệm vụ chuyển dòng xoay chiều đầu vào thành dòng một chiều đầu ra. Đây là một các tạo ra dòng điện xoay chiều tương đối đơn giản.

2.3 Nhận biết thông tin về dòng điện một chiều trên các thiết bị

Nhận biết thông tin về dòng điện một chiều trên các thiết bị

Các thiết bị sử dụng dòng điện một chiều để hoạt động thường sẽ có ký hiệu DC. Và thông thường chúng sẽ có hai đầu cực. Cực âm có ký hiệu là dấu (-) và cực dương có ký hiệu là dấu (+). Hai đầu cực cần được đặt đúng vị trí để thiết bị hoạt động được. Điện áp của dòng điện một chiều hay gặp thường có giá trị là 1.5 V, 5V hay 10V.

3. Tác dụng của dòng điện một chiều

Tác dụng của dòng điện 1 chiều cũng là một thông tin vô cùng được mọi người quan tâm. Các tác dụng của dòng điện một chiều là tác dụng chiếu sáng, trong pin mặt trời, củ sạc thiết bị điện tử hay dùng để mạ điện. Các thông tin chi tiết hơn sẽ được trình bày như dưới đây.

3.1 Tác dụng của dòng điện một chiều dùng để chiếu sáng

Tác dụng của dòng điện một chiều dùng để chiếu sáng

Tác dụng chiếu sáng của dòng điện 1 chiều thường thấy ở các đèn pin. Chúng thường là điện hoặc sử dụng pin tiểu để cung cấp điện năng. Và tất cả các loại đèn này đều dùng nguồn điện một chiều để làm sáng. Nguyên nhân là nhờ năng lượng tích tụ trong nguồn năng lượng là pin khô hoặc pin sạc.

Nguyên lý hoạt động của chúng được nêu là: Dòng điện cung cấp năng lượng cho bóng đèn dùng để phát sáng.

3.2 Tác dụng của dòng điện 1 chiều dùng để sạc các thiết bị điện tử

Tác dụng của dòng điện một chiều dùng để sạc thiết bị điện tử

Các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính được sạc bằng dòng điện một chiều. Do trong mạng điện là dòng điện xoay chiều nên cần có bộ chuyển đổi. Và người ta đã thiết kế củ sạc thực hiện nhiệm vụ đó. Mặt khác củ sạc còn làm giảm điện áp từ 220V xuống còn khoảng 5V để phục vụ cho quá trình sạc. Đây sẽ là một thông tin hữu ích mà mọi người cần phải biết. Bởi vì ngày nay các thiết bị điện tử được sử dụng vô cùng rộng rãi.

3.3 Tác dụng của dòng điện một chiều dùng trong pin mặt trời

Dùng trong pin mặt trời

Tác dụng của dòng điện 1 chiều tiếp theo là: Dùng trong các pin năng lượng mặt trời. Tác dụng này ngày càng được nhân rộng và phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể do con người đang dần hướng đến các nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo được. Tuy nhiên cần phải có quá trình biến đổi dòng điện một chiều từ các tấm pin thành nguồn điện xoay chiều. Vói mục đích là nó có thể được sử dụng cho các thiết bị điện khác.

3.4 Tác dụng của dòng điện một chiều dùng để điện phân dung dịch

Dòng điện một chiều để điện phân dung dịch

Tác dụng của dòng điện 1 chiều tiếp theo là dùng để điện phân. Người ta sử dụng dòng điện một chiều thay vì xoay chiều để điện phân vì lý do sau:

Dòng điện một chiều là dòng có chiều không thay đổi theo thời gian. Mà trong phương pháp mạ điện (điện phân) là áp dụng tác dụng hóa học của dòng điện để dòng điện chạy từ cực dương đến âm. Mục đích là giúp cho các kim loại được mạ bám vào vật cần mạ. Mà khi sử dụng dòng xoay chiều thì hiệu quả của nó sẽ khó được đảm bảo. Dòng điện xoay chiều với chiều thay đổi, có thể khiến cho kim loại không bám được vào vật cần mạ.

 4. So sánh dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều

Để thực hiện quá trình so sánh này được dễ hơn, chúng ta hãy quan sát hình dưới đây:

So sánh dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều

Điểm khác biệt dễ thấy nhất là theo thời gian điện áp của dòng điện một chiều không đổi còn dòng xoay chiều lại có giá trị biến thiên tuần hoàn.

Khác biệt thứ hai là về hình dáng đồ thị:

  • Dòng điện một chiều có được thể hiện bằng một đường thẳng song song với trục thời gian.
  • Dòng điện xoay chiều có dạng hình sin, và chúng có chu kỳ.

Điểm khác biệt thứ 3 là về tần số. Nếu như dòng điện xoay chiều có tần số (0 đến 50/60 Hz). Thì dòng điện một chiều lại không có tần số.

5. So sánh dòng điện một chiều và dòng điện không đổi

So sánh dòng điện một chiều và dòng điện không đổi

Dòng điện không đổi được biết đến là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Nghe thì có vẻ giống với dòng điện một chiều, nhưng chúng lại có các điểm khác biệt. Cường độ của dòng điện không đổi bằng thương số giữa điện lượng đi qua một tiết diện của vật dẫn (Δq) và thời gian (Δt). Các điểm khác biệt giữa chúng là:

  • Dòng điện 1 chiều vẫn có nhiều trường hợp được chỉnh lưu. Và dòng xung điện một chiều tuy có chiều không đổi nhưng cường độ của chúng lại thay đổi theo thời gian.
  • Về tính chất: Dòng một chiều có chiều không đổi. Còn dòng không đổi có 2 trường hợp: Cường độ dòng điện thay đổi hoặc không đổi theo thời gian.

6. Thực hiện đo dòng điện một chiều bằng đồng hồ Ampe kìm

Đo dòng điện một chiều bằng Ampe kìm

Đây là cách đơn giản nhất để thực hiện đo dòng điện DC. Để thực hiện được điều đó, ta cần mua loại đồng hồ đo có thể đo được dòng một chiều. Bằng cách này, ta có thể thực hiện đo trực tiếp từ dòng DC đang làm việc. Nhược điểm của nó là ta chỉ có thể xem chứ không thể thực hiện giám sát hay điều khiển.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

"