Giá CIF là gì? đây là câu hỏi những người mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và giao nhận vận tải thường gặp phải. Đây là một trong những điều kiện giao hàng được sử dụng hết sức phổ biến hiện nay. Nó đáp ứng được hầu hết nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vậy khái niệm CIF là gì? Các dùng của điều khoản này như thế nào? Trách nhiệm của các bên ra sao? Điểm phân chia rủi ro ở đâu?… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc trả lời nhé, mời quý đọc giả tham khảo!
1. CIF là gì?
CIF được viết tắt từ Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Nội dung của CIF quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên lại phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích.
- CIF là một thuật ngữ giao hàng khi mua bán hàng hoá quốc tế
- CIF thường được viết liền với tên cảng nào đó, thường là cảng đích đến
- Các điều khoản CIF chỉ áp dụng vận tải biển và thuỷ nội địa.
Cấu trúc tên gọi: CIF + Tên cảng đến, phiên bản Incoterms. Để hiểu rõ hơn cấu trúc trên ta đi tìm hiểu Inconterms là gì?
Incoterms là gì?
Incoterms là viết tắt của cụm từ (International Commerce Terms), đây chính là tập hợp bộ quy tắc thương mại quốc tế với nội dung là các điều khoản, quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán trong hợp đồng ngoại thương. Inconterms được thành lập bởi Phòng thương mại Quốc tế bắt đầu từ năm 1936 và đã trải qua 7 lần sửa đổi. Inconterms có 5 vai trò quan trọng chính như sau:
- Là tiếng nói chung trong giao nhận và vận tải hàng hoá
- Là 1 bộ quy tắc nhằm hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế
- Là điều kiện quan trọng nhất để xây dựng hợp đồng thương mại
- Là phương thức để xác định giá cả mua bán hàng hoá
- Là nơi để căn cứ pháp lý giải quyết mọi khiếu nại và tranh chấp hàng hoá
Như vậy ta có thể hiểu CIF là một trong các điều khoản trong Incoterms về thương mại vận chuyển vận tải biển!
2. Phí/Giá CIF (CIF Price) là gì?
Các hợp đồng thực hiện theo điều khoản CIF sẽ quy định rõ bên bán cần xử lý và thanh toán đầy đủ các khoản bao gồm: giá CIF = tiền hàng + bảo hiểm + cước phí vận chuyển + chi phí khác (xử lý giấy tờ, thủ tục hải quan, các chi phí có liên quan).
Người bán sẽ tự tìm kiếm đơn vị vận chuyển và thanh toán chi phí vận chuyển theo báo giá của nhà cung cấp. Ở đây điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán là ở cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ hàng. Người bán trong các hợp đồng ngoại thương CIF chỉ đứng ra mua hộ bảo hiểm hay trả các chi phí vận chuyển cho người mua (nói cách khác là đại diện cho người mua trả các chi phí đó). Chính vì vậy, trong trường hợp xảy ra tổn hại trong quá trình vận chuyển, người mua sẽ là người đứng ra làm việc với bên bảo hiểm.
3. Mã số CIF là gì?
Mã Số CIF là từ viết tắt “Customer Information File” và được hiểu là dãy thông tin thể hiện hồ sơ thông tin của chính khách hàng. Mã số này được ngân hàng được ngân hàng quản lý và đặt cho từng người, mỗi người có một số khác nhau thường là từ 8 đến 11 chữ số. Vì mã CIF là mã quốc tế nên dù bạn có làm việc với bao nhiêu ngân hàng thì mã số CIF cũng chỉ có 1. Vì là một mã số không thể thiếu trong việc quản lý thông tin khách hàng nên số CIF khá quan trọng, nên mỗi công ty chỉ có 1 số.
4.Phân biệt FOB và CIF
CIF và FOB đều là các điều khoản dùng trong Incoterms, vậy nó có những điểm giống và khác nhau như thế nào
Giống nhau:
- Điểm chuyển giao rủi ro đều là cả xếp hàng
- Là 2 điều khoản thường dùng nhất hiện nay
- Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu
- Người mua phải có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu
Khác nhau:
5. Khi nào nên mua CIF?
Đều là 2 điều khoản của thương mại vận tải quốc tế, vậy chúng ta chọn mua CIF khi nào cho phù hợp và hợp lý? Chúng ta chọn mua CIF khi
- Bạn là doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế với lượng hàng hoá chưa nhiều. Các điều khoản CIF sẽ có lợi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ
- CIF có thể khiến người mua tốn nhiều tiền hơn người bán, vì người bán được làm việc trực tiếp với bên vận chuyển sẽ đàm phán được giá cả thích hợp hơn, hoặc cũng có thể làm sao có lợi cho mình từ đó sinh ra lời (thêm lợi nhuận)
- Khi hàng hoá trên nên nhiều hơn, người mua sẽ gặp khó khăn khi kiểm soát hàng hoá. Theo điều khoản CIF thì trách nhiệm của người bán đã hết khi hàng hoá được xếp lên tàu. Khi hàng hoá trong quá trình vận chuyển xảy ra điều gì không mong muốn, người bán sẽ không nắm rõ tình hình kịp thời. Từ đó liên hệ chậm tới người mua hoặc phải thêm 1 bên trung gian để kiểm tra, theo dõi hàng trong quá trình vận chuyển.
6. Trách nhiệm của các bên khi thực hiện xuất nhập
Trách nhiệm người bán
Khi 2 bên thoã thuận dùng điều khoản CIF thì người bán sau khi lên hợp đồng phải chịu trách nhiệm:
- Xuất hàng từ kho, mang hàng từ kho đến cảng và xếp hàng lên tàu
- Tự liên hệ phương tiện vận chuyển hàng hoá
- Phải mua bảo hiểm cho hàng hoá trong điều kiện đảm bảo tối thiểu
- Làm thủ tục thông quan, xuất khẩu hàng hoá
- Cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ về hàng hoá cho bên mua
- Sau khi cho hàng lên tàu phải thông bán tình trạng hàng hoá cho bên mua r gửi đi.
Trách nhiệm người mua
Người mua sẽ chịu trách nhiệm nhận hàng tại cảng dỡ, làm các thủ tục thông quan, đóng thuế và hoàn thiện các công tác cuối cùng để đưa hàng hoá của mình về. Theo điều khoản CIF thì chi tiết trách nhiệm mà người mua cần phải làm bao gồm:
- Làm thủ tục thông quan và đóng thuế nhập khẩu hàng hoá
- Nhận hàng tại cảng dỡ
- Chịu hoàn toàn rủi ro khi hàng bên bán đã xếp lên tàu xong và còn đủ yêu cầu mà bên mua đưa ra. Khi có vấn đề gì về hàng hoá phát sinh ra trong quá trình vận chuyển thì phải chịu hoàn toàn theo điều khoản hợp đồng
- Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng với bên bán
- Chịu hoàn toàn chi phí dỡ và vận chuyển hàng khi hàng đã đến cảng dỡ
- Thông báo địa chỉ cụ thể chính xác của cảng dỡ hàng cho bên bán.
7. Lời kết
Hiện nay có 2 kiểu vận tải hàng hoá quốc tế phổ biến là vận tải biển và vận tải hàng không. Trong khi vận tải hàng không mới có gần đây thì vận tải đường biển đã có từ rất xa xưa. Để đảm bảo tính thiết thực và hợp pháp vận tải biển thì đã có những quy tắc chung mà Thương mại vận tải quốc tế đưa ra. Trong đó có CIF, vậy giá CIF là gì? Ta có thể hiểu đơn giản CIF là những quy đinh mà người mua và người bán thoả thuận với nhau trong vận tải biển quốc tế. Qua rất nhiều lần sửa đổi và cải tiến để phù hợp với mục đích của các doanh nghiệp xuất khẩu, thì hiện nay CIF là 1 trong những điều khoản vận chuyển hàng hoá được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Trên đây là toàn bộ kiến thức quan trọng chúng tôi đã tổng hợp xoay quanh khái niệm “CIF là gì”. Hi vọng bạn đọc được giải quyết phần nào về các câu hỏi CIF là gì, và những vấn đề liên quan như mã số CIF, Giá/Phí CIF, trách nhiệm từng bên,… Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết của chúng tôi!