Động cơ điện có thể bị cháy khi nào?

Tuổi thọ của động cơ là một trong các yếu tố được người tiêu dùng quan tâm nhất. Trong điều kiện hoạt động bình thường, tuổi thọ của nó có thể được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điều không mong muốn xảy ra, ví dụ động cơ bị cháy. Vậy động cơ điện có thể bị cháy khi nào? Cách khắc phục nó ra sao? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây!

1. Động cơ điện là gì?

Động cơ điện là gì

Đây là loại động cơ chuyên biệt dùng để chuyển đổi năng lượng từ dạng điện năng sang cơ năng. Các động cơ thường thấy trong các thiết bị gia đình như: Máy bơm, tủ lạnh, máy hút bụi,…

Trong quá trình sử dụng, động cơ điện có thể xảy ra các trục trặc. Và dưới đây Tongkhovalve có nêu một số trường hợp dẫn tới hiện tượng động cơ điện có thể bị cháy khi nào: Do nguồn điện, nhiệt độ,…

2. Nguyên nhân từ nguồn điện khiến động cơ điện có thể bị cháy khi nào?

Nguyên nhân từ nguồn điện:

Nguyên nhân từ nguồn điện

 

Nguyên nhân do nguồn điện bị mất đi là nguyên nhân đầu tiên chúng tôi nêu ở đây. Khi nguồn cấp điện 3 pha sau khi đi qua động cơ lại bị mất đi 1 pha. Sự mất 1 pha sẽ gây ra áp lực cho 2 pha còn lại, chúng có thể bị quá dòng. Và nếu tình trạng quá dòng 2 pha không được sửa chữa kịp thời thì sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ. Và rồi sau đó sẽ gây ra hiện tượng động cơ bị cháy.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến 1 pha bị mất đi:

  • Nguyên nhân do cầu chì bị đứt.
  • Hoặc đầu dây đấu điện vào động cơ có 1 con bù lon bị lỏng và không ăn điện.
  • Hoặc 1 trong 3 tiếp điểm bị cháy trong quá trình khởi động của động cơ điện. Nếu trường hợp 3 tiếp điểm vẫn hoạt động tốt thì ta cần xem lại bộ cắt điện tự động có bị điều chỉnh chi quá tải không. Trong trường hợp bị quá tải thì phần cơ khí sẽ bị quá tải hoặc bị ma sát lâu làm động cơ khó khởi động. Và chúng đã tự ngắt ở cường độ cao gây ra hiện tượng cháy động cơ điện.

Nguyên nhân do điện áp không ổn định hoặc động cơ bị quá dòng:

Do điện áp không ổn định hoặc bị quá dòng

Dòng điện áp chạy qua động cơ quá cao hoặc quá thấp cũng gây ra hiện tượng cháy do dòng điện bị tăng cao và quá dòng.

3. Nguyên nhân từ dây dẫn khiến động cơ điện có thể bị cháy khi nào

Nguyên nhân do thường xuyên làm việc bị kéo quá tải

Do thường xuyên bị kéo quá tải

Mỗi động cơ được phép quá tải nhưng con số khuyến nghị phải thấp hơn 15 đến 30%. Nếu không thì phải cắt ra. Các bộ phận quan trọng được bảo vệ như cầu chì, rơ le nhiệt, rơ le quá dòng thường phải cài đặt lại để khởi động ở trị số này. Nếu các bộ phận trên hoạt động quá tải trong thời gian lâu dần gây nóng động cơ, dẫn đến cháy động cơ.

Nguyên nhân do có chỗ bị nổ dây làm động cơ điện bị cháy:

Do có chỗ dây bị nổ

Nguyên nhân từ vị trí xung quanh động cơ bị bụi, hơi nước, do các loại hóa chất thẩm thấu qua chất cách điện làm cho dây bị nổ và nám đen. Do đó làm phóng điện một chỗ gây ra tình trạng động cơ điện bị cháy.

Mặc khác, việc phóng điện động cơ cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do độ cách điện của dây đồng ở mức quá thấp khi bị rung động. Khi đó điện áp sẽ tăng giảm bất thường gây ra ngắn mạch trong cuộn dây.

4. Các nguyên nhân vật lý khiến động cơ bị điện có thể bị cháy khi nào?

Nguyên nhân từ nhiệt độ môi trường quá cao:

Do nhiệt độ môi trường quá cao

Nhiệt độ môi trường cao khiến cho động cơ bị đóng lâu ngày. Động cơ không thể tản nhiệt được trong quá trình hoạt động. Và sau đó chúng bị cháy trong khi hoạt động lâu ngày trong môi trường đó.

Nguyên nhân từ các chi tiết bị mòn do ma sát:

Do các chi tiết bị mòn do ma sát

Các bộ phận chống, giảm ma sát như: ổ trượt, vòng bi bạc đạn bị trục trặc hoặc do các bộ phận ma sát nhằm chống di trục. Lâu dần gây ra hiện tượng nóng động cơ, các gối trục bị hư do ma sát sinh nhiệt.

Vì thiếu chất bôi trơn: dầu, nhớt hoặc do chất bôi trơn đó không còn đủ khả năng giúp động cơ hoạt động trơn tru. Lý do khác là do bị mài mòn nhiều, các mặt ma sát không còn độ trơn, bóng. Và các khe hở giữa các mặt ma sát tăng cao từ đó gây ra cọ xát giữa stato và roto tạo ra các vết xước bóng làm cháy động cơ điện.

5. Cách kiểm tra khi động cơ điện có dấu hiệu bị cháy

Kiểm tra động cơ có dấu hiệu bị cháy

Khi kiểm tra, nếu phát hiện trường hợp 1 trong 3 tiếp điểm bị cháy, hoặc không dẫn điện. Và 2 tiếp điểm còn lại có hiện tượng bị dính vào nhau không tách ra được. Khi đó ta có thể kết luận rằng động cơ điện bị cháy do khởi động từ. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể do chúng đã được sử dụng quá lâu hoặc bị hỏng.

Trong trường hợp 3 tiếp điểm vẫn còn ổn, thì ta cần xem xét đến bộ cắt điện tự động. Ta cần xem xem chúng có bị chỉnh cho hoạt động quá dòng hay không. Nếu có thì nguyên nhân chủ yếu có thể đến do phần cơ khí bị quá tải hoặc ma sát nhiều. Từ đó làm cho động cơ khó khởi động, và chúng tự điều chỉnh cắt ở cường độ cao. Đây là một trong số nguyên nhân làm động cơ điện bị cháy.

Một nguyên nhân khác là do động cơ bị mất pha hay quá tải. Cách kiểm tra là tháo 1 motor điện 3 pha, động cơ bị cháy thì có một số cuộn pha có dây đồng không bị cháy xém như các cuộn còn lại.

Ta còn có thể kiểm tra xem nước có bị lọt vào động cơ không. Nó làm cho động cơ chỉ phóng điện một chỗ, từ đó gây cháy.

Một cách khác là kiểm tra các đầu nối. Nếu thấy 1 bu lon bị lỏng thì làm cho mất cường độ 1 pha. Và làm cho động cơ bị cháy.

6. Cách khắc phục trường hợp động cơ điện bị cháy

Cách làm giảm độ ẩm của lõi sắt:

Làm giảm độ ẩm của lõi sắt

Mức năng lượng truyền được từ stato sang roto của động cơ phụ thuộc rất lớn vào mức độ thẩm của lõi sắt. Thường thấy rằng sau mỗi lần động cơ điện bị cháy thì độ thẩm của lỗi sắt cũng sẽ bị giảm đi một phần.

Tuy nhiên, việc quấn lại lõi sắt cần được thực hiện bởi thợ có chuyên môn. Nếu không có thể làm cho công suất động cơ bị giảm. Hoặc có thể làm cho động cơ phát nhiệt nhiều hơn, và bị cháy lại. Nếu có thể tính toán chính xác thì mức công suất của động cơ sau sửa cũng chỉ có thể đạt 95% công suất ban đầu.

Cách xem xét lại chất lượng của dây quấn:

Xem xét lại chất lượng dây quấn

Các dây quấn của motor điện thường được làm bằng đồng có tráng một lớp men cách điện ở bên ngoài. Tuy nhiên, người ta cũng có sử dụng dây nhôm vì chi phí rẻ hơn. Nhưng điều đó có thể làm giảm tuổi thọ của moto, công suất của motor cũng sẽ bị giảm. Ngoài ra thì độ tinh khiết của đay quán cũng ảnh hưởng đến độ bền của motor.

Tiến hành lót cách điện và tẩm sấy keo cách điện cho rãnh dây:

Lót cách điện và tẩm sấy keo cách điện cho rãnh dây

Việc quấn cách điện và tẩm sấy cho từng rãnh dây là cần thiết đảm bảo độ bền của động cơ. Làm như vậy giúp cho giảm các nguy cơ như: chạm vỏ, chạm pha, chạm vòng,…

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

"